Cách hiểu và phân loại đúng nhất về Thiết bị Vệ sinh
Cách hiểu và phân loại đúng nhất về Thiết bị Vệ sinh
Thiết bị vệ sinh là những vật dùng hàng ngày phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mỗi người, có thể kể đến như: bồn cầu, bồn tắm, lavabo,… Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu đúng và đủ về thiết bị vệ sinh, cũng như còn những thắc mắc như: thiết bị vệ sinh phòng tắm, thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh có giống nhau không? Hay bình nóng lạnh có phải thiết bị vệ sinh không? Hoặc thiết bị vệ sinh có phải là máy hút bụi? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật về cách hiểu và phân loại Thiết bị Vệ sinh để giúp trả lời những câu hỏi tưởng chừng dễ dàng nhưng lại “làm khó” khá nhiều người.
Thiết bị vệ sinh phòng tắm và thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh có giống nhau không?
1. Hiểu đúng về thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh là những thiết bị, đồ dùng, vật dụng được dùng để phục vụ nhu cầu vệ sinh mỗi ngày của con người như: tắm gội, đánh răng, rửa mặt, đại – tiểu tiện,…
Thực tế chúng ta thường nghe nhắc đến thiết bị vệ sinh phòng tắm và thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh. Vậy chúng có khác nhau hay không? Thật ra đó chỉ là cách gọi để chỉ vị trí lắp đặt các thiết bị vệ sinh mà thôi. Điều đó phụ thuộc vào kết cấu của ngôi nhà, bạn sẽ dễ dàng phân biệt nếu như ngôi nhà của mình tách phòng tắm và nhà vệ sinh ra riêng. Như vậy, những thiết bị vệ sinh được dùng chuyên dụng trong phòng tắm như: vòi sen, cây sen, bồn tắm, lavabo thì sẽ được gọi là thiết bị vệ sinh phòng tắm, ngay cả bình nóng lạnh cũng nằm trong số đó vì nó phục vụ nhu cầu tắm gội vệ sinh của con người.
Còn ngược lại, trong nhà vệ sinh sẽ lắp đặt bồn cầu, lavabo (có thể có hoặc không), vòi xả nước,… thì được gọi là thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh.
Còn máy hút bụi có phải là thiết bị vệ sinh hay không? Câu trả lời là Không. Đó là thiết bị hỗ trợ vệ sinh mà nhiều người vẫn lầm tưởng với thiết bị vệ sinh.
Thiết bị hỗ trợ vệ sinh có chức năng thực hiện các công việc lao dọn, chùi rửa, làm sạch các khu vực trong ngôi nhà bạn như: sàn nhà, trần nhà, tường, khu vực sân thượng, sân vườn,… hoặc làm sạch các vật dụng, đồ dùng như: xe cộ, máy tính, tivi, quạt, tủ,… nói chung là nhu cầu làm sạch đồ vật, không gian chứ không phải vệ sinh cá nhân. Thiết bị hỗ trợ vệ sinh được chia làm 2 loại: dùng cho gia đình và dùng trong công nghiệp (sử dụng trong các công ty, khu công nghiệp – chế xuất, …) với các loại thiết bị thông dụng như: máy hút bụi, máy lau nhà, máy chà tường,…
2. Phân loại thiết bị vệ sinh
* Phân loại thiết bị vệ sinh theo chủng loại
Thiết bị vệ sinh không đơn thuần chỉ có các loại thiết bị chính mà còn kèm theo các phụ kiện vệ sinh với đa dạng mẫu mã. Do vậy, để phòng tắm hoàn thiện thì chúng ta không chỉ lắp đặt đơn lẻ các thiết bị vệ sinh mà còn phải bổ sung các phụ kiện vệ sinh có liên quan. Có thể phân chia thiết bị vệ sinh thành các nhóm chính sau đây:
– Bồn cầu và các phụ kiện: bồn cầu, nắp bồn cầu, bộ van xịt, vòi xịt, lô giấy vệ sinh, quạt thông gió.
– Bộ thiết bị vệ sinh tắm: vòi sen, cây sen, củ sen, bát sen gắn tường, thanh trượt sen tắm, hoặc bồn tắm, vòi xả bồn.
– Bộ chậu rửa mặt và các phụ kiện: lavabo, bộ vòi chậu, bộ xả, hộp đựng xà phòng, máy sấy tay,…
Ngoài ra, còn có nhiều phụ kiện khác như: thanh treo hoặc móc treo quần áo, kệ treo tường, phễu thoát sàn, gương soi, kệ gương, vòng treo khăn, gạch ốp lát, kính ngăn hoặc vách ngăn bằng gỗ,…
Do vậy, việc chọn mua đồ nội thất cho phòng tắm hay nhà vệ sinh không hề dễ dàng và nhanh chóng. Gia chủ phải cân đối từng đồ vật một xem nó có phù hợp với nhau và phù hợp với không gian của căn phòng hay không. Mặt khác, việc làm sao chọn được thiết bị tốt nhưng tiết kiệm tối đa chi phí cũng là điều làm gia chủ đau đầu.
Thiết bị vệ sinh được phân ra thành nhiều loại thiết bị và phụ kiện
* Phân loại thiết bị vệ sinh theo thương hiệu
Thị trường thiết bị vệ sinh ở Việt Nam được phân làm 2 loại, đó là sản phẩm của Việt Nam và sản phẩm liên doanh với nước ngoài. Các thương hiệu thiết bị vệ sinh của nước ngoài phổ biến như: Toto, Inax, Cotto, Caescar,…với xuất xứ từ Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,… Còn thương hiệu Việt Nam như: Viglacera, HC, Thiên Thanh,…
Mỗi nhà sản xuất đều có phân khúc đối tượng khách hàng mà họ hướng tới, do đó các thiết bị vệ sinh cũng có chất lượng, mẫu mã và giá thành đa dạng. Sự phân chia đó phù hợp với thị trường người tiêu dùng Việt Nam vì với sự phát triển nền kinh tế không đồng đều, người dân có mức sống chênh lệch nhau, nhất là ở khu vực thành thị và nông thôn.
Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế cao thì thiết bị vệ sinh Toto là sự lựa chọn đầu tiên bởi đây là thương hiệu cung cấp dòng hàng cao cấp cho khách hàng hạng sang. Các sản phẩm của Toto không chỉ đáp ứng đầy đủ các tính năng thông thường mà còn nổi trội hơn trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm sứ vệ sinh có chức năng chống bám bẩn, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.
Còn đối với những gia đình có tài chính eo hẹp hơn thì thiết bị vệ sinh nội địa như Viglacera là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, các thương hiệu nước ngoài như Cotto, Inax, Caesar cũng “ăn nên làm ra” trong phân khúc người tiêu dùng bình dân. Bởi lẽ, các hãng này không chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng cao cấp như Toto mà còn cung cấp dòng sản phẩm giá rẻ, mẫu mã bắt mắt phù hợp với mặt bằng kinh tế chung.
Nguồn: Sưu tầm